Xu hướng Logistics thông minh trong thời đại số

  • Trang chủ
  • Xu hướng Logistics thông minh trong thời đại số

Xu hướng Logistics thông minh trong thời đại số

Trong thời kỳ hiện nay, ngành công nghiệp logistics đang chứng kiến một sự bùng nổ về khối lượng và lưu lượng hàng hóa vận chuyển. Sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử, theo số liệu từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dự báo đã tăng 9,2% trong năm 2021. Điều này đã tạo ra áp lực lớn đối với các quy trình logistics truyền thống, đặc biệt là trong việc xử lý khối lượng lớn của đơn hàng và quản lý thông tin.

Xu hướng bùng nổ của logistics hiện nay

Trong thời đại hiện nay, sự phát triển kinh tế và sự gia tăng của thương mại điện tử đã dẫn đến một sự bùng nổ về khối lượng và lưu lượng trong ngành Logistics. Cùng với đó, mô hình kinh doanh đa dạng hóa, sự tăng cường về tốc độ và yêu cầu về sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng đã đặt lên bàn đào các thách thức mới.

Logistics ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi cung ứng do sự tăng trưởng kính tế nhanh chóng. Năm 2019, tổng giá trị logistics toàn cầu đạt 6,6 nghìn tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 9,1%. Trong đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm thị phần logistics lớn nhất, chủ yếu đến từ nhu cầu ngày càng tăng ở Trung Quốc. Bên cạnh sự bùng nổ của khu vực bán lẻ, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng đã mang đến những cơ hội và thách thức cho ngành Logistics toàn cầu. Mặc dù có sự tăng trưởng nóng không ngừng, nhưng trong một báo cáo khác lại cho thấy có khoảng 12,6% nguồn lực logistics chưa được sử dụng, 15% kho hàng không sử dụng và 20% lao động trong ngành Logistics không có việc làm.

Các vấn đề hệ quả từ sự bùng nổ này

Tự động hóa quy trình sao cho hiệu quả: Sự bùng nổ đã làm tăng đáng kể khối lượng công việc, đặc biệt trong việc xử lý đơn hàng. Tự động hóa quy trình trở thành bài toán cấp bách để giảm thời gian xử lý, tối ưu hóa tài nguyên và đảm bảo độ chính xác.

Tracking và quản lý dữ liệu lớn: Với lượng hàng hóa lớn di chuyển trong chuỗi cung ứng, việc theo dõi vị trí và tình trạng trở nên phức tạp. Công nghệ thông minh phải giải quyết bài toán tracking

Chính những vấn đề này đã đòi hỏi ngành logistics phải phát triển để bắt kịp tính thời đại và đáp ứng đủ yêu cầu trong sự vận động nhanh chóng này. Logistics thông minh đã chứng minh vai trò ngày càng quan trọng của mình so với logistics truyền thống. Logistics thông minh đã xử lý được các bài toán mà logistic truyền thống gặp phải cũng như gia tăng hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp:

Tự động hóa quy trình: Công nghệ tự động hóa được tích hợp để giảm thiểu quy trình thủ công, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất.

Theo dõi và quản lý thông minh: Công nghệ IoT (Internet of Things) và hệ thống quản lý thông minh giúp theo dõi vị trí và tình trạng của hàng hóa, từ đó quản lý tốt hơn và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thời gian thực.

Phân tích dữ liệu và dự đoán: Logistics thông minh sử dụng big data và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu lớn và dự đoán nhu cầu, giúp tối ưu hóa kế hoạch vận chuyển, quản lý tồn kho và lên lịch làm việc.

Hạn chế gian lận và mất mát: quản lý bằng quy trình tự động, giảm thiểu sự tiếp xúc với con người, quy trình được xử lý nhanh gọn và hiệu quả bởi hệ thống

Xu hướng phát triển của logistics thông minh trong tương lai

Logistics thông minh trong tương lai sẽ kết hợp mạnh mẽ với trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), và Big Data để xử lý các bài toán phức tạp. Các công nghệ này sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện hiệu suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Sáng tạo trong quản lý dữ liệu lớn: Công nghệ Big Data sẽ chơi vai trò quan trọng trong việc xử lý và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, từ đó tối ưu hóa quy trình logistics và đưa ra quyết định đúng đắn. Theo IDC, dự kiến số lượng dữ liệu sinh ra mỗi năm sẽ tăng gấp 10 lần đến năm 2025.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Machine Learning: Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning sẽ được tích hợp để phân tích dữ liệu và dự đoán, giúp tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, quản lý hàng tồn kho và dự báo nhu cầu.Kết hợp với Internet of Things (IoT): Công nghệ IoT sẽ được sử dụng để theo dõi và quản lý vận chuyển, lưu trữ thông tin về sản phẩm và điều chỉnh quy trình logistics một cách tự động

Với xu hướng ngày càng phát triển của công nghệ, logistics thông minh là yếu tố không thể thiếu để thích nghi và tận dụng triệt hạng tiềm năng của ngành logistics. Các doanh nghiệp nên đầu tư và áp dụng công nghệ thông minh vào hoạt động của mình để cùng thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này trong tương lai.

Như vậy, PNC đã giúp bạn hiểu hơn về những ứng dụng của logistics thông minh, để nhận thêm tư vấn chi tiết, liên hệ với chúng tôi qua:

Website: pnctech.vn

Hotline:0943839862

Email: nhung.nguyen@pnctech.vn

Bài viết liên quan

PNC TECH

Đặt lịch tư vấn
với chúng tôi

PNC TECH cũng vận hành 1 xưởng gia công tại Thường Tín, Hà Nội và 1 Lab công nghệ tại Trung tâm công nghệ cao, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Số điện thoại hỗ trợ:

(+84) 919 247 843

Địa chỉ

Hải Âu 3B, Vinhome Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội

Email

diep.ns@pnctech.vn