Khi những dây chuyền sản xuất thông thường đã không còn phù hợp và tự động hóa sản xuất đang là xu thế tất yếu trong các ngành công nghiệp, dây chuyền sản xuất tự động ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Trong đó, dây chuyền lắp ráp cũng được cải tiến nhiều để phục vụ cho nhiều loại hàng hóa, sản phẩm khác nhau.
Chi tiết về dây chuyền lắp ráp
Dây chuyền lắp ráp (hay Assembly line) là một quy trình sản xuất hàng hóa theo các bước đã được lập trình trước bao gồm các thiết bị vận chuyển, các thiết bị, robot, máy móc công nghiệp. Dây chuyền lắp ráp được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm mang đặc tính giống nhau.
Robot lắp ráp là những cánh tay robot có khả năng vận hành tự động (bán tự động) theo chương trình đã định sẵn trong dây chuyền lắp ráp, nhằm lắp ráp các bộ phận, chi tiết để chuyển sang các công đoạn tiếp theo.
Các loại dây chuyền lắp ráp tự động phổ biến
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện của nhà máy, dây chuyền lắp ráp được chia thành nhiều loại khác nhau.
Dây chuyền lắp ráp tự động hóa
Dây chuyền lắp ráp tự động (Assembly automation line) là chuyên được sử dụng cho mục đích lắp ráp, kiểm tra, đánh dấu, đóng gói … trong quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm thiết bị vận chuyển và các thiết bị, robot công nghiệp, máy móc chuyên nghiệp. Các hoạt động lắp ráp hay sản xuất hầu hết sẽ được thay thế bởi các loại robot lắp ráp, và con người sẽ đóng vai trò điều khiển.
Dây chuyền lắp ráp cổ điển
Loại dây chuyền cổ điển này sử dụng một loạt các bước và các cá nhân khác nhau để tạo ra một sản phẩm.
Dây chuyền không liên tục
Loại dây chuyền lắp ráp này nhằm sản xuất các sản phẩm tương tự nhưng không giống hệt nhau. Ví dụ, ngành công nghiệp đồ nội thất có thể sử dụng dây chuyền lắp ráp gián đoạn để sản xuất các sản phẩm có chất liệu vải bọc khác nhau.
Lean
Bản chất dây chuyền này tương tự như dây chuyền tự động, nhưng chúng cần một nhóm công nhân chứ không phải một hai cá nhân.
Ứng dụng Robot lắp ráp trong công nghiệp sản xuất
Ngành linh kiện điện tử, cơ khí
Đa phần Robot lắp ráp được sử dụng trong ngành linh kiện điện tử do sản phẩm yêu cầu độ chính xác và kỹ thuật cao. Vì thế dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử bao gồm hệ thống lắp ráp thiết bị điện tử hiện đại và quy trình lắp ráp được kiểm soát nhiều lần, nghiêm ngặt ở tất cả các khâu.
Robot cắm linh kiện điện tử có thể dễ dàng thực hiện các thao tác đòi hỏi tính chính xác cao và tinh gọn như cắm chân pin linh kiện điện tử, cắm linh kiện điện tử lên bảng mạch PCB,… Môi một robot sẽ đảm nhiệm một vai trò cho một loại linh kiện khác nhau trong quy trình nhằm phát huy tối đa năng suất.
Robot lắp ráp linh kiện điện tử, cơ khí hoạt động với hệ thống cấp liệu đưa các linh kiện, chi tiết đến các vị trí được lập trình sẵn.
Ngành chế tạo ô tô, xe máy
Hiện nay, các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy ở Việt Nam cũng đã và đang tích cực đầu tư dây chuyền tự động ở nhiều bộ phận như khung xe, hệ thống giảm xóc, bánh xe, phanh và nhiều phụ kiện khác.
Đối với những sản phẩm cồng kềnh, trọng tải lớn như ô tô, việc sử dụng Robot lắp ráp là điều không thể thiếu. Robot lắp ráp có khả năng hoạt động linh hoạt, hoàn thiện các chi tiết (chủ yếu là hàn các chi tiết) để đưa tới các công đoạn sau một cách nhanh chóng. Hơn nữa robot lắp ráp còn đảm bảo an toàn cho cả sản phẩm lẫn công nhân trong nhà máy.
PNCTECH hiện là nhà cung cấp các giải pháp tự động hóa trong công nghiệp tốt nhất, có khả năng đáp ứng được nhiều lĩnh vực sản xuất với công nghệ hiện đại. Để được tư vấn chi tiết hơn về dây chuyền lắp ráp cùng đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Nhà A17, 17 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: (+84) 919 247 843
Email: diep.ns@pnctech.vn