4 nguyên tắc vàng khi thiết kế nhà kho thông minh

  • Trang chủ
  • 4 nguyên tắc vàng khi thiết kế nhà kho thông minh

4 nguyên tắc vàng khi thiết kế nhà kho thông minh

Chắc chắn sẽ có những ngày kho hàng của bạn trở nên tê liệt vì mật độ hàng hóa tăng cao. Không chỉ giao thông trong kho bị tắc nghẽn mà hàng hóa cũng bị sắp xếp lộn xộn vì sức người có hạn. Làm thế nào để chấm dứt tình trạng trên? Một nhà kho thông minh chính là giải pháp dành cho bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được các nguyên tắc vàng thiết kế nhà kho nhé!

Lợi ích của việc thiết kế nhà kho thông minh

Hiện nay, nhà kho thông minh là một mô hình đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy lợi ích của việc thiết kế nhà kho thông minh là gì?

  • Tối ưu 80% không gian kho: Thiết kế nhà kho thông minh giúp tận dụng chiều cao xếp chồng để lưu trữ hàng hóa mà vẫn đảm bảo sự an toàn. Từ đó, tiết kiệm diện tích không gian kho lên đến 80% và tạo thuận lợi cho việc lấy hàng hóa. 
  • Quá trình vận hành thông suốt: Hệ thống được thiết kế tự động, thông minh nên mỗi pallet nằm trong một ô riêng biệt. Mỗi ô có 1 địa chỉ IP nên hệ thống có thể nhận dạng vị trí chính xác (dựa vào thông tin mã hóa: số lượng, mã sản phẩm, ngày sản xuất). Theo đó việc vận hàng kho hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa: Máy móc, thiết bị hiện đại cùng với không gian thông thoáng giúp hàng hóa luôn được đảm bảo chất lượng, hạn chế tối đa việc hư hỏng, hao hụt. Mọi thông số như: số lượng sản phẩm, vị trí sản phẩm… sẽ được cập nhật liên tục để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành:  Bởi kho tự động hoàn toàn nên cần rất ít người quản lý, vận hành. Tiết kiệm năng lượng do robot được lập trình hiệu quả, tối ưu và chính xác. Giảm nhân công, xe nâng chuyên dụng và bộ máy quản lý trong kho. 

Nguyên tắc khi thiết kế nhà kho 

Thiết kế kho thông minh cần tuân thủ 4 nguyên tắc vàng

Với những lợi ích tuyệt vời mà nhà kho thông minh mang lại thì không lý do gì mà bạn lại không xây dựng kho hàng 4.0 cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà kho thông minh không hề đơn giản. Dưới đây là 4 nguyên tắc vàng bạn cần phải biết trước khi đi vào thiết kế nhà kho:

Xác định mục tiêu của kho hàng

Điều đầu tiên cần phải quan tâm trước khi lên kế hoạch xây dựng đó chính là xác định mục tiêu của kho hàng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong quá trình thiết kế kho cũng như ước chừng được kích thước, tỷ lệ kho trong nhà so với ngoài trời, cấu trúc của kho, loại hàng chứa trong kho.

Hãy tự trả lời các câu hỏi như: Thiết kế kho hàng để làm gì? Mục đích sử dụng nhà kho là gì? Điều gì cần đặc biệt quan tâm?… để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng thực tế. 

Lựa chọn vị trí kho thích hợp

Không phải vị trí nào cũng thích hợp để xây dựng kho hàng. Nếu xây dựng sai vị trí sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành và lưu thông hàng hóa. 

Theo nguyên tắc, vị trí kho hàng nên dựa vào Outbound Logistics – Dòng logistics đầu ra liên quan mật thiết đến việc dịch chuyển hàng hóa từ điểm cuối cùng của dây chuyền sản xuất đến khách hàng.

Do vậy, doanh nghiệp nên chọn vị trí kho hàng gần các dịch vụ vận chuyển, hoặc các nơi có thể thuê xe, thuê nhân công nhanh nhất để quá trình lưu thông hàng hóa từ kho đến tay khách hàng được thuận tiện. Tránh xây dựng ở nơi giáp với các khu vực hay ngập lụt, dễ bị ứ nước, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hàng hóa.

Không gian chứa hàng trong kho

Khi thiết kế nhà kho cần phải quan tâm đến các hoạt động diễn ra hàng ngày như tiếp nhận, lưu trữ, lựa chọn, đóng gói và gửi đi để phân chia thành các không gian phù hợp. Ngoài ra, cần phải xác định hàng hóa trong kho có tuân theo mùa vụ không? Để từ đó thiết kế dung lượng kho đủ khả năng lưu trữ hàng hóa trong mùa cao điểm cũng như tránh lãng phí không gian kho trong những tháng thấp điểm. Đặc biệt cần lưu ý: 

  • Từng khu vực hàng hóa nên bố trí tách biệt, tránh chồng chéo gây khó khăn trong việc xuất/nhập hàng.
  • Khu vực sản xuất hàng hóa nên thiết kế một chiều thông suốt từ khu nhập hàng cho tới khu xuất hàng.
  • Kho lưu trữ cần thiết kế an toàn, đảm bảo hàng hóa được lưu trữ cẩn thận, tránh hỏng hóc, gặp sự cố ngoài ý muốn. 

Áp dụng phương pháp FAST khi thiết kế mặt bằng

Phương pháp FAST thường được áp dụng nhiều trong việc thiết kế nhà kho

Phương pháp FAST thường được áp dụng nhiều trong việc thiết kế nhà kho để đảm bảo kho hoạt động xuyên suốt, thuận lợi.

  • F – Flow (Dòng chảy): Là một chuỗi hoạt động liên tục được hoạch định rõ ràng và logic, đảm bảo quá trình di chuyển của hàng hóa và con người luôn theo dòng chảy, không bị gián đoạn.
  • A – Accessibility (Khả năng tiếp cận): Từ hàng hóa cho đến các công cụ sản xuất cần thiết đều phải đáp ứng khả năng tiếp cận nhanh nhất để có thể tối ưu hiệu quả.   
  • S – Space (Không gian): Không gian được thiết kế tối ưu sẽ là tiền đề cho các hoạt động trong kho diễn ra thông suốt và hiệu quả. 
  • T – Throughput (Thông lượng): Thông lượng là quá trình hàng hóa tương tác với không gian kho. Vì thế khi thiết kế nhà kho, doanh nghiệp cần chú ý đến những khoảng thời gian nhu cầu tăng cao để việc sản xuất luôn có thể hoạt động đến mức tối đa.

Những lưu ý khi thiết kế nhà kho thông minh

Những lưu ý khi thiết kế nhà kho thông minh

Khi thiết kế nhà kho, cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo sự an toàn, chuyên nghiệp cho nhà kho:

  • Kết cấu của nhà kho cần được chú ý kỹ. Trần nhà nên sử dụng vật liệu chống thấm nước để hạn chế tối đa việc ẩm mốc. Còn sàn nhà phải dễ cọ rửa, có độ ma sát cao và thoát nước tốt. Tường và góc tường nhà nên dùng sơn chống thấm và khử trùng. Cửa ra vào thì sử dụng hệ thống cửa tự động đóng mở.
  • Trang bị đầy đủ các hệ thống theo quy định như hệ thống ánh sáng, cấp nước, phòng cháy chữa cháy và hệ thống xử lý chất thải chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra an toàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường sống xung quanh nhà kho.
  • Sử dụng kệ kho hàng phù hợp vừa tối ưu không gian kho 70%, vừa tiết kiệm đến 50% chi phí đầu tư. Một số loại kệ phổ biến như: Kệ V lỗ đa năng, trọng tải hàng hóa từ 50-100kg/tầng kệ; kệ trung tải có khả năng chứa hàng từ 200-700kg/tầng kệ; kệ để hàng nặng như kệ Drive in, kệ Double Deep, kệ Selective, kệ sàn Mezzanine… có thể chứa được từ 500kg trở lên. 

Một số hệ thống quan trọng cần khi thiết kế nhà kho thông minh

Ngoài những nguyên tắc vàng khi thiết kế nhà kho thông minh, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến các hệ thống sử dụng trong nhà kho. Dưới đây là một số hệ thống quan trọng khi xây dựng kho.

Hệ thống lưu kho và truy hồi tự động (AS/RS)

Hệ thống AS/RS lưu kho và truy xuất tự động

Hệ thống lưu kho và truy xuất tự động (AS/RS) là một công nghệ tự động hóa kho được thiết kế đặc biệt để lưu trữ, truy xuất sản phẩm và hàng tồn kho theo yêu cầu.

Công nghệ AS/RS rất phong phú và có thể bao gồm:

  • Crane Automated Storage & Retrieval System: Có phần mềm kiểm soát vị trí thông minh được kết nối với hệ thống quản lý kho hàng hoặc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để đảm bảo an toàn, kiểm soát và quản lý sản xuất. Ngoài ra còn có xe nâng (Sky/Ground Rail) sử dụng hệ thống đường sắt trên cao và đường ray mặt đất, các trạm kho trong kho (In-out Warehouse Station) có thể kết nối liền mạch khu vực sản xuất, khu vực vận chuyển, khu vực phân loại…, giá kệ (Goods Shelves) và xe nâng pallet (Pallet Stacker) đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  • Carton Shuttle AS/RS Storage System: Có thể đạt được lưu trữ dày đặc, tận dụng không gian, chiều cao thường được thiết kế trong 7-30 mét, đồng thời để đạt được khả năng lưu trữ tốc độ cao, khả năng của một máy xếp đơn có thể đạt 45-50 pallet / giờ, là một chế độ lưu trữ được ứng dụng phổ biến.
  • Mother Child Intensive AS/RS Storage System: Đây là một chế độ lưu trữ chuyên sâu với không gian sử dụng lên đến 80%, đặc biệt thích hợp để lưu trữ trong môi trường nhiệt độ thấp.

Hệ thống xe tự hành AGV

Xe nâng tự hành AGV đưa hàng hóa vào nơi quy định

Hệ thống xe tự hành AGV có các ưu điểm vượt trội như:

  • Hiệu quả cao: Hệ thống lập lịch AGV nhận ra con đường tối ưu nhất mà không có xung đột. Nó có khả năng tự học hỏi, có thể liên tục cải tiến và nâng cao hiệu quả làm việc của AGV.
  • Độ linh hoạt cao: Đạt được khả năng nhận dạng vị trí và định hướng linh hoạt với khả năng phối hợp với các thiết bị xử lý khác nhau.
  • An toàn và đáng tin cậy: Có thể được trang bị nhiều hệ thống cảnh báo âm thanh – ánh sáng, có thể tự động dừng lại trước khi va chạm với chướng ngại vật.
  • Tự động sạc: Tự động phân phối các rô-bốt cần sạc để khớp và gắn với các cọc sạc. Hệ thống này được thiết lập để đảm bảo rằng tất cả các rô bốt có hơn 70% năng lượng và cải thiện tuổi thọ pin.

Hệ thống Stacking và Destacking Robot

Hệ thống Stacking và Destacking Robot

Giải pháp xếp chồng sáng tạo này có thiết kế mô-đun cao, kết hợp sơ đồ xếp và xếp chồng bằng rô-bốt với công nghệ con thoi dạng hộp. Hệ thống bao gồm cánh tay cơ khí, kẹp đa chức năng, thiết bị xử lý vật liệu… để thực hiện quy trình tự động hóa hoàn toàn.

Dựa vào hệ thống trực quan để phân biệt hàng hóa, chủng loại, xếp thứ tự hàng hóa trước khi gửi vào hệ thống quản lý kho. Theo các thông số sản phẩm để xác định cách tốt nhất để tải pallet. Tốc độ xếp chồng lên gấp 2, 3 lần so với cách làm truyền thống.

Hệ thống phân loại và conveyor

Hệ thống phân loại và conveyor

Hệ thống phân loại thông minh xác định lối vào phân loại mà sản phẩm nên nhập qua: quét mã vạch, quét mã màu, nhập bàn phím, phát hiện cân nặng, nhận dạng giọng nói, phát hiện chiều cao và nhận dạng hình dạng. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả phân loại, giảm chi phí lao động, tiết kiệm thời gian vận hành.

Hệ thống này có các dạng:

  • Slider sorter: Hiệu suất phân loại tối đa lên đến 12000 miếng/giờ, độ ổn định cao. Thích ứng với các kích thước, trọng lượng và hình dạng khác nhau của các loại hàng hóa khác nhau.
  • Cross-belt sorter: Hiệu quả phân loại tối đa lên đến 10000 chiếc/giờ, trong khi vẫn duy trì tỷ lệ lỗi thấp. Thích hợp để phân loại tất cả các loại hàng hóa nhỏ, chẳng hạn như thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo…
  • Jack-up wheel sorter: Chi phí thấp, hiệu quả phân loại lên đến 4000 chiếc/giờ. Thích hợp cho hộp carton, hộp nhựa và các loại hàng hóa có đáy phẳng khác.
  • AGV sorting system: Hiệu suất phân loại tăng 100% với tỷ lệ chính xác 100% đạt được và giảm đáng kể chi phí lao động. Thích hợp để phân loại nhiều loại hàng hóa nhỏ, được sử dụng rộng rãi trong các ngành chuyển phát nhanh, dược phẩm và thương mại điện tử.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ và chi tiết 4 nguyên tắc vàng khi thiết kế nhà kho cũng như một số hệ thống tự động hiện đại. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm thấy những thông tin cần thiết để xây dựng nhà kho phù hợp với doanh nghiệp. PNCTECH với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tự động hóa, đặc biệt là xây dựng nhà kho thông minh luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

Bài viết liên quan

PNC TECH

Đặt lịch tư vấn
với chúng tôi

PNC TECH cũng vận hành 1 xưởng gia công tại Thường Tín, Hà Nội và 1 Lab công nghệ tại Trung tâm công nghệ cao, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Số điện thoại hỗ trợ:

(+84) 919 247 843

Địa chỉ

TT Công nghệ cao B1, ĐH Bách khoa Hà Nội, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Email

diep.ns@pnctech.vn